Tương tự Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), Kế hoạch bảo vệ môi trường là hồ sơ pháp lý môi trường quan trọng mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần có. Đối với các doanh nghiệp có quy mô hoạt động nhỏ hơn, thay vì lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường, các bạn sẽ thực hiện Kế hoạch bảo vệ môi trường (trước đây được gọi là Cam kết bảo vệ môi trường).
Kế hoạch bảo vệ môi trường là báo cáo mang tính dự báo những hoạt động gây ô nhiễm khi các bạn đưa doanh nghiệp của mình vào vận hành, khai thác thương mại. Dựa trên những dự báo đó, các doanh nghiệp phải đưa ra các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động. Tất cả các dự báo cũng như biện pháp giảm thiểu ô nhiễm trong Kế hoạch bảo vệ môi trường đều được thông qua dưới sự thẩm tra của Phòng Tài nguyên Môi trường và các chuyên gia trong ngành môi trường. Đây cũng là nền tảng quan trọng nhất, song song với các Nghị định, Thông tư về môi trường mà doanh nghiệp cần lấy làm căn cứ để thực thi.
ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN
Để biết được doanh nghiệp của mình có thuộc đối tượng phải lập Báo cáo ĐTM hay không, các bạn tra cứu theo Phụ lục II, Nghị định 40/2019/NĐ-CP. Cách thức tra cứu như sau:
Tra cứu cột (2): loại hình dự án.
Tra cứu cột (5): quy mô dự án.
Nếu dự án của bạn thuộc cột (2) và quy mô nằm trong quy định tại cột (5) thì dự án này thuộc đối tượng phải lập Kế hoạch bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, nếu dự án của bạn không thuộc cột (2) của Phụ lục II, Nghị định 40/2019/NĐ-CP thì bạn xem xét đến lượng phát thải của dự án như sau:
- Dự án có phát sinh nước thải (cả nước thải sinh hoạt lẫn nước thải sản xuất) từ 20 m3/ngày đến dưới 500 m3/ngày;
- Dự án có phát sinh khí thải từ 5.000 m3 khí thải/giờ đến dưới 20.000 m3 khí thải/giờ;
- Dự án có phát sinh chất thải rắn từ 1 tấn/ngày đến dưới 10 tấn/ngày;
HỒ SƠ ĐĂNG KÝ KẾ HOẠCH BVMT
- 01 văn bản đề nghị đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường của dự án, cơ sở theo Mẫu số 01 Phụ lục VII Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP;
- 03 bản kế hoạch bảo vệ môi trường (kèm theo bản điện tử) của dự án, cơ sở theo Mẫu số 02 Phụ lục VII Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP;
- 01 báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng của dự án, cơ sở (kèm theo bản điện tử).
QUY TRÌNH THỰC HIỆN
CĂN CỨ PHÁP LÝ
|
• Luật BVMT số: 72/2020/QH14 của Quốc hội ban hành ngày 17 tháng 11 năm 2020, có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2022. • Nghị định 40/2019/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường. • Thông tư 25/2019/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường. |